7 Điều cần lưu ý khi lắp đặt thang máy

1. Xác định loại thang máy và mẫu mã của thang

Một trong những yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý chính là nên lựa chọn loại thang máy nào. Thang máy có mẫu mã vô cùng đa dạng kết hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau như thép, inox, kính cường lực hay ốp gỗ.

Mỗi không gian nội thất, đặc thù công trình sẽ có những tiêu chuẩn lắp đặt thang máy riêng. Các loại thang máy gia đình thường có kiểu dáng sang trọng và trang nhã hơn. Do đó, bạn có thể dựa trên thiết kế căn nhà, sở thích hoặc khả năng của mình để lựa chọn loại thang cùng vật liệu phù hợp.

2. Tìm hiểu những linh kiện đi kèm thang máy

Không chỉ quan tâm đến giá sản phẩm chính, bạn nên tìm hiểu kỹ về các thiết bị đi kèm khi lắp đặt thang máy như bộ khống chế vận tốc, hệ điều khiển động lực, tín hiệu,…

Hãy đảm bảo những linh kiện này được sản xuất bởi những công ty uy tín, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Bạn cũng có thể lựa chọn dựa trên đánh giá của những khách hàng sử dụng trước đó để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của thang máy.

3. Lựa chọn thang có thông số kỹ thuật phù hợp

Bạn cần chú ý về trọng tải khi lắp đặt thang máy như kích thước cabin, loại động cơ hoạt động,… thông thường sẽ khoảng 250kg trở lên đối với thang máy gia đình.

Ví dụ, đối với tải trọng 300 kg (4 – 5 người), hố thang nhỏ nhất theo tiêu chuẩn là 145(rộng) x145(sâu) (cm), cửa thang rộng 65, cabin 105×85 cùng với động cơ 3,7 kW.

4. Xác định chắc chắn vị trí lắp đặt hố thang máy

Chọn vị trí lắp đặt thang máy là một quyết định quan trọng và có tính ảnh hưởng rất cao đối với công trình, kể cả thang máy gia đình hay tòa nhà lớn.

Vị trí đặt hố thang máy cần dễ dàng tiếp cận, phù hợp thiết kế căn nhà cũng như dễ dàng cho việc bảo quản và điều chỉnh nếu cần.

5. Quy trình lắp đặt thang máy và đội ngũ thi công

Chủ thầu cần phải biết rõ quy trình lắp đặt thang máy đạt chuẩn để có thể theo dõi và kiểm soát đội ngũ thi công xuyên suốt, chặt chẽ hơn.

Một thang máy được lắp đặt hiệu quả sẽ có 50% nhờ loại chất lượng thang, 50% còn lại là mức độ cẩn thận và chính xác của người lắp đặt. Chính vì vậy, chủ đầu tư cần biết rõ và giám sát thường xuyên để chất lượng và an toàn lao động luôn được đảm bảo.

6. Kiểm tra hệ thống cảnh báo an toàn thang máy

Có nhiều nguyên tắc hoạt động an toàn cơ bản như: nút bấm dừng khẩn cấp trong cabin, cabin tự động trở về tầng gần nhất khi đột ngột mất điện để không ai bị lại, tự động tắt thiết bị điện khi không hoạt động,…

Việc kiểm tra và lựa chọn các biện pháp cảnh báo sẽ giảm thiểu được nhiều trục trặng có thể xảy ra đồng thời đảm bảo an toàn cho bạn, gia đình và tất cả mọi người khi sử dụng thang máy.

7. Duy trì các chế độ bảo hành theo nhà sản xuất

Thông thời, các bên thầu công trình hoặc nhà sản xuất sẽ đưa ra một hạn mức bảo hành cho thang máy. Bạn nên bảo hành ngay khi thang máy gặp bất kỳ dấu hiệu trục trặc nào.

Quy trình lắp đặt thang máy đạt chuẩn có thể giúp thang hoạt động tốt nhưng muốn dung lâu dài và bền vững hơn, bạn nên coi kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như cho thang bảo trì định kỳ.

Khi đã quyết định cải tiến ngôi nhà, công trình của bạn bằng sự tiện lợi và tân tiến của thang máy, bạn đừng quên lựa chọn thật kỹ và lưu ý trong quá trình lắp đặt để thang đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Nếu bạn còn chưa ra quyết định được hoặc cần tư vấn thêm về cách chọn cũng như quy trình lắp đặt thang máy, Meclift sẽ tư vấn ngay cho bạn!

Đăng ký email của bạn để nhận ngay báo giá cùng các ưu đãi mới nhất từ chúng tôi.